• :
  • :
*Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam*

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN MẬT ĐỘ PHÂN BỐ THÔNG NĂM LÁ (Pinus dalatensis Ferré) Ở TÂY NGUYÊN

16.04.2020 -

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN

MẬT ĐỘ PHÂN BỐ THÔNG NĂM LÁ (Pinus dalatensis Ferré)

Ở TÂY NGUYÊN

Lê Cảnh Nam1, Nguyễn Thành Mến1, Hồ Ngọc Thọ2 và Bảo Huy3

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

2Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai

3 Trường Đại học Tây Nguyên

Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré) là loài đặc hữu của dãy Trường Sơn, chỉ còn ít vùng phân bố và số lượng cá thể trên mỗi vùng là không nhiều. Nhân tố sinh thái có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến phân bố, sinh trưởng, phát triển và tính ổn định của cá thể cũng như quần thể. Vì vậy, xác định nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến mật độ phân bố có ý nghĩa quan trọng trong quản lý bảo tồn loài, quần thể, phục hồi rừng phù hợp với các tổ hợp sinh thái. Nghiên cứu này thực hiện tại Tây Nguyên, với 19 điểm nghiên cứu, mỗi điểm có diện tích 1 km2 được lập với 173 ô mẫu, mỗi ô có diện tích 1.000 m2 được đo đếm mật độ thông 5 lá (N) và 10 nhân tố sinh thái chính trên ba vùng phân bố. Sử dụng phương pháp thiết lập mô hình đa biến tuyến tính/phi tuyến tính có trọng số để lập và thẩm định sai số của các mô hình dự đoán N theo các nhân tố sinh thái ảnh hưởng. Kết quả đã lựa chọn mô hình dự đoán N theo ba nhân tố sinh thái ảnh hưởng là độ cao so với mặt nước biển (DC), độ dày tầng đất (TDD) và lượng mưa trung bình năm (P): N = P × (0,890614 × DC-0,0451131 × TDD0,540172 × P-0,9126).

 

ECOLOGICAL FACTORS IMPACT ON DENSITY DISTRIBUTION OF Pinus dalatensis Ferré SPECIES IN THE CENTRAL HIGHLANDS OF VIETNAM

 Le Canh Nam1, Nguyen Thanh Men1, Ho Ngoc Tho2 and Bao Huy3

1 Forest Sciences Institute of Central Highlands and South of Central Viet Nam

2Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai Province

3Tay Nguyen University

Pinus dalatensis Ferre, an endemic species in Annamite range, with few distributive areas and the individual number of each area is low. Ecological factors have an important role and affect density distribution of species, growth, development and stable of the stand. So that, identifying main ecological factors are very meaningful for species/stand conservation, reforestation. In this study, there were 19 areas 1 km2 including 173 sample plots 1,000 m2 were set up in three sites of Central Highlands for measuring density distribution of P. dalatensis species (N) and together with 10 ecological factors. Using weighted multi-variables linear/non-linear regression we developed and validated the models to predict the N through main ecological factors. As a result, we determined three main ecological factors were altitude (DC), soil thickness (TDD) and precipitation (P) that affected the N based on selected model: N = P × (0,890614 × DC-0,0451131 × TDD0,540172 × P-0,9126)

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1 (2020), trang 62-72

Bản đồ vị trí 19 điểm nghiên cứu, mỗi điểm 1 km2 ở ba vùng phân bố loài Thông 5 lá

 

Online: 3
Hôm nay: 315
Tuần này: 714
Tổng lượt truy cập: 00295944